Thủ Tục Nhập Trạch Là Gì? Những Điều Cần Biết Khi Làm Lễ Nhập Trạch

Đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở, biệt thự… thì nhập trạch là việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự may mắn và tài vận của gia chủ. Vậy thủ tục nhập trạch là gì? Cần sắm lễ như thế nào? Có nên xem ngày cho lễ này không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

các bước cúng nhập trạch

Lễ nhập trạch ảnh hưởng tới sự may mắn và tài vận của gia chủ

Lễ nhập trạch là gì? Tại sao phải làm lễ nhập trạch?

Lễ nhập trạch (lễ về nhà mới) là một nghi lễ cổ truyền quan trọng không kém gì lễ cất nóc và lễ động thổ. Theo duy tâm, thủ thục nhập trạch được xem như đăng ký hộ khẩu với thổ địa, Thần linh ở nơi ngôi nhà tọa lạc, vì vậy khi hành lễ gia chủ phải thật thành tâm và chuẩn bị các lễ vật chu đáo.

Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Từ xưa đến nay, nhân gian luôn quan niệm “đất có thổ công – sông có hà bá” nên mỗi ngồi nhà, mỗi mảnh đất đều được cai quản bởi một vị thần riêng. Khi dọn đến nơi ở mới, bất cứ ai cũng cần phải xin phép và làm lễ báo với vị thần, rước vong linh Gia tiên về bàn thờ mới và xin Thần linh chứng giám, phù hộ cho các thành viên của gia đình bình an, khỏe mạnh, may mắn trong cuộc sống.

Đặc biệt, lễ về nhà mới còn được xem như sự khởi đầu cho một cuộc sống mới nên nếu chuẩn bị lễ suôn sẻ thì đó là dấu hiệu tốt lành để tất cả mọi người đều yên tâm và có một niềm vui trọn vẹn khi chuyển đến nơi ở mới.

Chọn ngày nhập trạch như thế nào? Tìm ngày tốt làm lễ nhập trạch

Trước khi làm lễ nhập trạch bạn phải chọn ngày tốt để gặp nhiều thuận lợi. Hiện nay, có 3 cách chọn ngày, giờ làm lễ như sau:

  • Chọn theo tuổi chủ nhà
  • Chọn theo hướng nhà
  • Chọn theo giờ hoàng đạo

Đối với những người không chọn ngày, giờ làm lễ cúng về nhà mới theo 3 cách trên thì họ sẽ xem ngày tốt – xấu và tránh một số ngày xấu cố định trong năm như:

  • Ngày Thọ tử: 5, 14, 23 âm lịch
  • Ngày tam nương: 3, 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch
  • Ngày Dương công kỵ nhật: 13/01, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, ngày 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12.

Thời gian vào nhà mới nhất định phải là sáng sớm, giữa trưa hoặc trước khi mặt trời lặn, tuyệt đối không dọn về nhà mới vào buổi tối.

Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Nhiều người cho rằng xem tuổi để dọn về nhà mới là điều không cần thiết nhưng quan niệm này chưa hẳn là đúng. Theo nhân gian, ngày tốt để làm lễ nhập trạch là ngày hợp với tuổi của chủ căn nhà, tránh phạm phải ngày đại kỵ không tốt cho gia đình. Bạn không nên nhập trạch vào các ngày xung với vận mình và ngày thiên can hoặc địa chi xung với tuổi.

Riêng với trường hợp nhà chuyển đến là nhà thuê, không xác định ở lâu dài thì không cần xem tuổi khi dọn về ở mà chỉ cần xem ngày, giờ tốt là được.

Cần chuẩn bị những gì cho lễ nhập trạch?

Đồ đạc dùng trong lễ nhập trạch

Bếp nấu: Bếp gas, bếp cồn…  đều được, miễn có lửa. Tuy nhiên không nên dùng bếp điện và bếp từ.

Bếp than: Đặt giữa lối đi cửa chính để các thành viên bước qua khi vào nhà. Lửa có tính hỏa nên sẽ giúp loại bỏ những điều không tốt lành còn vương trên người.

Ngoài ra còn cần chuẩn bị thêm bộ ấm chén pha trà, ấm đun nước, xô đựng nước,, chổi mới, gương tròn, đệm (hoặc chiếu) đang sửa dụng, 1kg gạo và 1kg muối.

Mâm lễ cúng Thổ công & Gia tiên

Thủ tục nhập trạch không thể thiếu mâm lễ cúng Thổ công và Gia tiên. Mâm lễ to hay nhỏ không quan trọng nhưng nhất định phải có để thể hiện lòng thành của gia chủ. Tùy theo điều kiện của mình mà bạn có thể chuẩn bị mâm cúng gồm:

  • Lễ mặn: Xôi, gà, rượu, trầu cau, tiền vàng
  • Hoa tươi: 2 bó
  • Ngũ quả: 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành
  • Gạo: 1 đĩa nhỏ
  • Nến: 2 cây
  • Y mã phục: 1 bộ quần áo, 1 đôi hia, 1 con ngựa, 1 mũ (tất cả đều màu đỏ)
  • Muối, nến hương

Nếu làm nhà lần đầu thì cần chuẩn bị thêm một lễ cúng chúng sinh có đầy đủ:

  • Vàng hoa: 500 – 1000
  • Quần áo chúng sinh: 30 bộ
  • Cháo trắng: 1 nồi, múc ra 5 bát để cúng.
  • Hoa quả: Khế, mía, chuối, táo…
  • Bỏng ngổ, kẹo dồi, bỏng nếp, kẹo lạc, bim bim, khoai sọ, khoai lang.
  • Nước ngũ vị (dành cho nhà mặt đất) để hàn long mạch.

mâm cúng về nhà mới

Mâm lễ cúng thổ công và Gia tiên nhất định phải có trong lễ nhập trạch

Các bước làm lễ nhập trạch

Bước 1

  • Bật toàn bộ đèn điện trong nhà và mở hết cửa sổ.
  • Nhóm bếp than và đặt trước cửa chính.

Bước 2

Khi đến giờ đẹp thì tiến hành làm lễ nhập trạch như sau:

  • Vợ gia chủ cầm gương tròn đi vào nhà (mặt gương soi vào nhà).
  • Gia chủ theo sau cầm bát hương bước qua bếp than và đặt lên bàn thờ.
  • Lần lượt những thành viên tiếp theo trong nhà mang bếp lửa, chiếu, chổi, nước, gạo, muối, đồ tư trang có giá trị… và mâm cúng nhập trạch vào nhà. Không nên để bất cứ ai đi tay không vì điều này có nghĩa là không có của cải.

Nếu nhà không có đàn ông thì mẹ sẽ là người mang bát hương, kế đến là con cái bưng những đồ vật khác vào.

Khi đặt bát hương và mâm cúng lên bàn thờ thì xôi gà đặt bên phải (theo hướng từ ngoài nhìn vào), bên trái là lễ chay. Theo hướng bát hương từ dưới nhìn lên thì chính giữa là Thần linh, bên phải là Gia tiên, bên trái là bà cô (nếu có), y mã phục đặt trên hoặc trước bàn thờ, trước cửa là lễ cúng chúng sinh. Xô nước trong nhà cần đổ đầy để tượng trưng cho của cải dồi dào.

​Các bước hành lễ (Chuẩn bị văn khấn)

Lễ lần 1: Cúng Thần linh (Thổ công)

  • Lần lượt thắp 3 nén hương vào bát hương của Thần linh, Gia tiên và bà cô, sau đó rót một chút rượu vào 3 chén trên bàn thờ.
  • Đọc bài khấn Thổ công.

Lễ lần 2: Cúng an trạch (trường hợp xây nhà mới)

  • Thắp tiếp 1 nén hương, rót rượu vào 3 chén thêm một lần nữa nhưng không rót đầy,
  • Chuẩn bị bếp đun nước, khi thấy nước sôi thì đun thêm từ 5 – 10 phút hoặc lâu hơn rồi mới tắt lửa.
  • Pha một tách trà, rót trà ra chén và đặt lên chiếu cúng trước bàn thờ.
  • Đọc bài khấn an trạch.

Lễ lần 3: Cúng Gia tiên

  • Thắp 1 nén hương và rót rượu vào 3 chén, tiến hành dâng trà lên bàn thờ Gia tiên.
  • Đọc bài khấn Gia tiên.

​Trong trường hợp xây nhà mới thì sau khi cúng Gia tiên phải thắp 1 nén hương cắm vào ca đựng nước ngũ vị đặt trước bàn thờ. Đợi hương cháy hết thì lấy nước này rưới xung quanh chân tường bên ngoài và nhà để hàn long mạch. Đợi qua 1 ngày 1 đêm mới được lau.

Cúng chúng sinh khi dọn về nhà mới: Múc 1 bát nước lã và thắp 5 nén hương để cúng. Cúng xong thì rắc 3 nhúm muối và 3 nhúm gạo ra trước cửa. Sau đó tiến hành dọn lễ, hóa vàng trên bàn thờ  và vàng cúng chúng sinh.

thủ tục nhập trạch

Lễ nhập trạch cần được thực hiện cẩn thận, chỉn chu

Một vài lưu ý sau khi làm lễ nhập trạch

  • Đồ đạc trong nhà chỉ nên kê chính thức và dọn khi thủ tục nhập trạch đã được tiến hành xong.
  • Không ngủ trưa ngay ngày đầu tiên khi dọn về nhà mới vì nó tượng trưng cho bệnh tật và sự lười biếng.
  • Nếu sau khi nhập trạch vẫn chưa vào ở ngay thì gia chủ vẫn phải ngủ một ngày tại nhà mới.
  • Không tranh luận, cãi vã, mắng mỏ trẻ nhỏ, gây gổ, bực tức hay khóc lóc lúc chuyển vào nhà mới.
  • Việc chuyển nhà phải thực hiện theo ngày giờ đã chọn sẵn và chỉ người trong nhà mới có mặt trong ngày này là tốt nhất. Không nhầm lẫn giữa việc làm Tân gia và lễ nhập trạch.
  • Nếu gia đình có người mang thai thì không nên dọn nhà. Trường hợp bắt buộc phải dọn thì mua một cái chổi mới cho người mang bầu quét qua một lần tất cả đồ đạc trước khi chuyển vào để tránh tội “Thần thai”.
  • Người giúp dọn nhà không được cầm tinh con Hổ vì ông bà ta quan niệm người tuổi này sẽ “rước Hổ vào nhà”.

Theo các chuyên gia phong thủy, nhập trạch chỉ được tính khi gia chủ chính thức làm lễ cúng chuyển nhà mới nên trước đó nếu bạn sửa nhà, chuyển hoặc kê đồ thì cũng không sao. Hi vọng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ về thủ tục nhập trạch. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

1800.6157